Căn cứ Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP) có quy định về giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ như sau:
“1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
b) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
(ảnh minh họa: giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ)
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Biên bản kiểm tra;
c) Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
d) Quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề trường hợp giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.