Giữ Căn cước công dân của người khác bị xử lý như thế nào?

16/02/2023

Thưa luật sư, tôi làm thêm ở một tiệm tạp hoá, chủ tiệm nói do tôi quản lý tiền của khách nên yêu cầu tôi đưa căn cước để đảm bảo. Tuy nhiên khi có việc cần dùng đến căn cước thì chủ tiệm không trả lại cho tôi. Vậy giữ CCCD của người khác mà không trả có bị xử lý không? Nếu có thì Giữ Căn cước công dân của người khác bị xử lý như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Xử lý hành vi giữ Căn cước công dân của người khác mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

(Ảnh minh họa: Giữ Căn cước công dân của người khác bị xử lý như thế nào?)

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân…”

Như vậy, người có hành vi chiếm đoạt Căn cước công dân của người khác có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giữ Căn cước công dân của người khác bị phạt thế nào? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.   

 

bttop