Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

10/06/2019

Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. Mời Quý Khách hàng tham khảo tư vấn về Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô dưới đây của Luật Huy Thành để hiểu rõ hơn.

Điều 32; Điều 33 và Điều 34  Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về nội dung, thời gian và địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:

Thứ nhất, về nội dung hoạt động của tổ chức tài chính vi mô:

(1) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

(2) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:

+ Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

(i) Tiết kiệm bắt buộc;

(ii) Tiền gửi tự nguyện;

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

(3) Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô và khách hàng khác để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.

(4) Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tối thiểu 90%.

(Ảnh minh họa: Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô)

(5) Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô không được vượt quá 50 (năm mươi) triệu đồng.

Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng khác không được vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng.

(6) Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

(7) Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác sau:

+ Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn;

+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô;

+ Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;

+ Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.”

Thứ hai, về thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô:

(1) Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 (năm mươi) năm.

(2) Tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc thay đổi thời hạn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, về địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô:

(1) Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.

(2) Việc chuyển đổi mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được cấp Giấy phép trên cơ sở chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

(3) Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

Trên đây là một số nội dung tư vấn về vấn đề hoạt động của tổ chức tài chính vi mô để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop