Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc hỏi người giám định tại phiên tòa dân sự sơ thẩm như sau:
“Điều 257. Hỏi người giám định
1. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được yêu cầu giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định.
2. Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định; hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
(Ảnh minh họa: Hỏi người giám định tại phiên tòa dân sự sơ thẩm)
3. Trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Khi có đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này, Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này.”
Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề hỏi người giám định tại phiên tòa dân sự sơ thẩm để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.