Huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ

13/05/2019

Quy định của pháp luật hiện về vấn đề huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ?

Căn cứ Điều 22 Luật cảnh vệ năm 2017 có quy định huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ như sau:

“1. Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được huy động người, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó, trừ trường hợp phương tiện thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(ảnh minh họa: huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ)

2. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ huy động người, phương tiện có trách nhiệm hoàn trả phương tiện ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt. Nếu người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; trường hợp phương tiện được huy động bị mất mát, hư hỏng thì cơ quan có cán bộ, chiến sĩ huy động phải đền bù theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ theo quy định pháp luật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop