Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp

25/10/2018

Việc kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp được thực hiện như thế nào?

Điều 9 Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ tư pháp quy định về việc kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp như sau:

“Điều 9. Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp

1. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, công an cấp huyện, cơ quan Thi hành án dân sự cung cấp:

a) Trường hợp người bị kết án thường trú hoặc không có nơi thường trú nhưng tạm trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Sở Tư pháp có trụ sở thì Sở Tư pháp nơi nhận được thông tin thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 11 hoặc cập nhật bổ sung thông tin vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

b) Trường hợp người bị kết án cư trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, bao gồm cả trường hợp tạm trú tại địa phương nhưng vẫn còn hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin có nhiệm vụ gửi bản án, trích lục bản án và các quyết định, giấy chứng nhận có liên quan đến quá trình thi hành án cho Sở Tư pháp, nơi người đó thường trú;

c) Trường hợp người bị kết án không có nơi cư trú, bao gồm cả người nước ngoài mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú tại Việt Nam, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin có nhiệm vụ gửi bản án, trích lục bản án hoặc quyết định có liên quan đến quá trình thi hành án đó cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;

d) Trường hợp bản án, quyết định có nhiều bị cáo thường trú hoặc tạm trú ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau, Sở Tư pháp đã nhận được thông tin thực hiện thủ tục sao bản án, trích lục bản án, quyết định và gửi bản sao đó cho Sở Tư pháp, nơi người bị kết án thường trú hoặc tạm trú.

Bản sao bản án, quyết định bao gồm: bản sao y bản chính, bản sao lục hoặc bản trích sao theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư;

đ) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 như quyết định thi hành án, quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xóa án tích hoặc các thông tin khác có liên quan thì Sở Tư pháp nơi có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp đề nghị Tòa án có thẩm quyền cung cấp bản án đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP .

(Ảnh minh họa: Kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp)

2. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp khác cung cấp:

Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp của người bị kết án thường trú hoặc tạm trú tại địa phương do các Sở Tư pháp khác gửi đến, Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 hoặc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

3. Kiểm tra, phân loại thông tin lý lịch tư pháp do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp:

a) Trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 như giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá hoặc các quyết định, giấy chứng nhận khác thì Sở Tư pháp đề nghị Tòa án đã xét xử vụ án cung cấp bản án đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP để lập Lý lịch tư pháp;

b) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư pháp bổ sung của người đã có Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp thực hiện cập nhật thông tin bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã được lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

4. Trường hợp cung cấp nhiều thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thì Sở Tư pháp gửi kèm theo danh sách các thông tin đó. Danh sách thông tin cần ghi rõ họ tên, loại thông tin, số văn bản, mã số Lý lịch tư pháp (nếu có).”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề kiểm tra, phân loại, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại Sở Tư pháp để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop