Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra

09/07/2019

Việc kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 01/2014/TT-TTCP về xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra có quy định về kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra như sau:

“1. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra do các cơ quan thanh tra cấp trên tiến hành đối với cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để bảo đảm việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra theo đúng quy định pháp luật về thanh tra; phê duyệt của cấp có thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra và để phòng ngừa, phát hiện, xử lý chồng chéo về kế hoạch thanh tra.

2. Thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực hiện như sau:

a) Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh;

b) Thanh tra bộ kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;

c) Thanh tra tỉnh kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, Thanh tra sở;

d) Thanh tra sở kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.

(ảnh minh họa: kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra)

3. Việc kiểm tra được tiến hành định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột xuất. Thời gian kiểm tra không quá 03 ngày làm việc đối với một đơn vị được Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra, không quá 02 ngày đối với một đơn vị được Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành kiểm tra, không quá 01 ngày đối với một đơn vị được Thanh tra sở tiến hành kiểm tra.

Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên phải có văn bản gửi cơ quan thanh tra nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần Tổ kiểm tra.

4. Cơ quan được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị thông tin, tài liệu liên quan và báo cáo kết quả việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra để việc kiểm tra đạt chất lượng, hiệu quả.

5. Tổ kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra theo đúng thời gian, địa điểm, nội dung và không được gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, Tổ kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản về kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành kiểm tra. Báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau:

a) Tình hình, kết quả việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra của đơn vị được kiểm tra;

b) Khó khăn, vướng mắc về việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra hoặc chồng chéo kế hoạch thanh tra (nếu có);

c) Kiến nghị xử lý các khó khăn, vướng mắc hoặc chồng chéo (nếu có);

đ) Các nội dung khác (nếu có).”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra theo quy định pháp luật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop