LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

21/05/2018

Luật sư cho tôi hỏi hoạt động lập dự toán ngân sách là gì và bao gồm những đặc điểm như nào? Các bước lập dự ngân sách nhà nước bao gồm những bước nào?

Chào bạn về vấn đề lập dự toán ngân sách nhà nước mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về lập dự toán ngân sách nhà nước là gì? Có thể hiểu lập dự toán ngân sách nhà nước là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong thời hạn một năm.

Lập dự toán ngân sách hàng năm có các đặc điểm: được thực hiện hàng năm vào trước năm ngân sách, thể hiện rõ sự tập chung quyền lực vào Quốc hội, có sự tham gia của nhiều chủ thể, có sự phân định thẩm quyền rõ ràng, được tiến hành theo thủ tục chặt, được luật hóa.

Thứ hai căn cứ chương IV Luật ngân sách năm 2015 về các bước lập dự toán ngân sách nhà nước gồm:

-Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế họach phát triển kinh tế xã hội và dự tóan NSNN năm sau.

– Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ, cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới.

(ảnh minh họa: lập dự toán ngân sách)

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới bảo đảm số thu không thấp hơn số kiểm tra về thu, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu.

– Trước ngày 10 tháng 6 năm trước, Bộ Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nội dung số kiểm tra gồm:

+ Tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương.

+ Tổng số thu, chi và một số lĩnh vực chi quan trọng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề hướng dẫn lập dự toán ngân sách để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop