Nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

13/02/2019

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm những gì ?

Căn cứ Điều 36 ; Điều 37 ; Điều 38 ; Điều 39 và Điều 40 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định về nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định như sau :

1. Nghĩa vụ đối với người bệnh

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

+ Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.

+ Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định.

+ Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.

+ Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp

+ Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

+ Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.

+ Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

+ Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

+ Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

+ Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

+ Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

(Ảnh minh họa: Nghĩa vụ của người hành nghề khám, chữa bệnh)

3. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp

+ Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.

+ Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

4. Nghĩa vụ đối với xã hội

+ Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

+ Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

+ Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định.

+ Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

5. Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp

Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề nghĩa vụ của người hành nghề khám, chữa bệnh để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop