Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử

02/01/2019

Việc sử dụng chữ ký điện tử phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Dưới đây là tư vấn của Luật Huy Thành về nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử được quy định như thế nào? Điều 23 Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định như sau:

“Điều 23. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử

1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

(Ảnh minh họa: Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử)

a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop