NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUỐC GIA

18/10/2018

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước. Vậy nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia được quy định như thế nào?

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là một trong những cơ quan có trách nhiệm xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia. Điều 2 Quyết định số 97/QĐ-BTP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ tư pháp quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia như sau:

“Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Trung tâm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Về xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp);

c) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp;

d) Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp;

đ) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp;

e) Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền;

g) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

(Ảnh minh họa: Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia)

2. Thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp do Bộ trưởng giao, gồm:

a) Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung và dài hạn về lý lịch tư pháp;

b) Xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;

c) Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;

d) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;

đ) Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách, đề án, dự án; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Trung tâm và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;

e) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp theo phân công, phân cấp của Bộ;

g) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

h) Thực hiện hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

i) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp và việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

4. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

5. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop