Căn cứ Điều 56 Luật quản lý nợ công năm 2017 có quy định về quỹ tích trả nợ như sau:
“1. Quỹ tích lũy trả nợ được Chính phủ thành lập nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và dự phòng rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ.
2. Việc quản lý Quỹ tích lũy trả nợ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm thu đúng, thu đủ và sử dụng nguồn vốn của Quỹ theo quy định của Luật này;
b) Bảo đảm tính thanh khoản, an toàn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Quỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ;
c) Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
(ảnh minh họa: quỹ tích trả nợ)
3. Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:
a) Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ;
b) Thu dự phòng rủi ro cho vay lại;
c) Thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh chính phủ;
d) Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ;
đ) Thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại danh mục nợ;
e) Lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ;
g) Các khoản thu hợp pháp khác.
4. Quỹ tích lũy trả nợ được sử dụng như sau:
a) Hoàn trả ngân sách nhà nước và trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại;
b) Ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;
c) Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ và nợ được Chánh phủ bảo lãnh theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
đ) Chi nghiệp vụ quản lý nợ công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nguồn vốn của Quỹ tích lũy trả nợ còn dư sau khi cân đối, sử dụng cho các mục đích theo quy định tại khoản 4 Điều này là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, được sử dụng cho ngân sách nhà nước vay trong trường hợp nguồn thu của ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp; dịch vụ tiền gửi; ủy thác quản lý vốn; đầu tư trái phiếu Chính phủ. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phải bảo toàn, hiệu quả.
6. Việc bảo đảm nguồn ngoại tệ của Quỹ tích lũy trả nợ được quy định như sau:
a) Quỹ phải duy trì cơ cấu nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng 01 kỳ trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm;
b) Trường hợp nguồn thu bằng ngoại tệ của Quỹ tích lũy trả nợ không đáp ứng đủ nhu cầu chi bằng ngoại tệ của Quỹ, phần thiếu được quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước điều hòa.
7. Trong trường hợp Quỹ tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật này, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Quỹ tích lũy trả nợ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
9. Chính phủ quy định chi tiết về cơ chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quản lý, sử dụng quỹ tích trả nợ để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.