Căn cứ Điều 29 Văn bản hợp nhất 32/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đa dạng sinh học quy định quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn như sau:
“Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có các quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của Luật này và quy chế quản lý khu bảo tồn;
2. Xây dựng, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
(ảnh minh họa: quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn)
3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn;
4. Kinh doanh, liên doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn;
6. Được chia sẻ lợi ích từ hoạt động tiếp cận nguồn gen thuộc phạm vi khu bảo tồn;
7. Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quyền và trách nhiệm của Ban quản lý, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn là gì để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.