Trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

25/10/2018

Cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy? Việc bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được thực hiện như thế nào?

Việc lưu trữ, bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là một trong những trách nhiệm của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. Điều 25 Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ tư pháp quy định về trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy như sau:

“Điều 25. Trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Bố trí kho lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy theo những yêu cầu sau:

a) Vị trí phòng kho bảo quản tránh nơi ẩm thấp hoặc chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời;

b) Phòng kho bảo quản phải bảo đảm chắc chắn, phòng chống xâm nhập, hư hại do con người hoặc tự nhiên gây ra;

c) Môi trường trong phòng kho bảo quản phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát. Môi trường trong kho phải duy trì ở nhiệt độ 20°C (± 2°C) và độ ẩm 50% (± 5 %); độ chiếu sáng trong kho bảo quản hồ sơ từ 50-80 lux; không khí trong kho phải được lưu thông với tốc độ khoảng 5m/giây;

d) Diện tích kho lưu trữ phù hợp với số lượng hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy đưa vào lưu trữ và điều kiện thực tế.

(Ảnh minh họa: trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy)

2. Bố trí trang thiết bị để phục vụ việc lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, cụ thể như sau:

a) Tủ hoặc giá lưu trữ chuyên dụng thiết kế phù hợp với điều kiện của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và bảo đảm thuận tiện cho việc lưu trữ, sử dụng và khai thác hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

b) Túi hồ sơ có bìa theo mẫu bìa hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy được thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành do Nhà nước quy định.

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo quản hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy trong kho lưu trữ theo quy định như sau:

a) Dùng thông gió, dùng hóa chất hút ẩm hoặc dùng máy hút ẩm để chống ẩm cho hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

b) Thường xuyên vệ sinh tài liệu. Khi phát hiện thấy nấm mốc, mối, mọt phải cách ly tài liệu đó và phun, quét, chải chất chống nấm mốc vào bìa hồ sơ. Định kỳ 2 năm khử trùng trong kho một lần để ngăn chặn mối, mọt, côn trùng vào kho.

4. Thực hiện tu bổ, phục chế hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật lưu trữ khi hồ sơ bị hư, hỏng do mối, mọt và các nguyên nhân khác.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề trách nhiệm bảo vệ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop