Nạn nhân là bà Hoàng Thị Nuôi (sinh năm 1938). Vụ án mạng xảy ra vào sáng 4/7 tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Sau đó, cơ quan điều tra đã bắt giữ 2 nghi phạm là Trần Văn Đức (sinh năm 2001) và Trần Văn Sơn (sinh năm 2000) cùng trú tại xã Đồng Tâm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Theo thông tin ban đầu, các đối tượng khai nhận, không thấy ai ở nhà, hai đối tượng đã đột nhập vào nhà nạn nhân trộm tiền để chơi game. Đang lục đồ thì bà Nuôi về, hai đối tượng chạy xuống nhà bếp trốn.
Thấy bà Nuôi xuống bếp, Sơn dùng gậy gỗ đập liên tiếp vào người bà Nuôi, dùng kéo mang theo đâm vào bụng, ngực và đầu khiến bà Nuôi chết tại chỗ. Sau khi gây án, hai đối tượng lấy thêm 4 triệu đồng của nạn nhân rồi bỏ trốn.
2. Nhận định pháp lý
2.1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Hành vi của 2 đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự và tội cướp tài sản tại Điều 138 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, theo Điều 12 Bộ luật Hình sự về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo thông tin thì Trần Văn Đức sinh năm 2001 – mới 13 tuổi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi phạm tội của Đức sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý khác.
Trần Văn Sơn sinh năm 2000, do chưa có thông tin chính xác ngày, tháng sinh của đối tượng nên có 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Sơn sinh từ ngày 4/7 trở về trước thì Sơn đã đủ 14 tuổi, và Sơn có thể phạm tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng nên theo khoản 2 Điều 12 thì Sơn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.
+ Trường hợp 2: Sơn sinh sau ngày 4/7 thì Sơn vẫn chưa đủ 14 tuổi, như vậy giống với Đức, Sơn sẽ không phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và sẽ được áp dụng biện pháp xử lý khác.
2.2. Hành vi phạm tội của hai đối tượng
– Tội giết người Điều 93 Bộ luật hình sự
Theo thông tin, vì cần tiền chơi game, hai đối tượng đã đột nhập vào nhà bà Nuôi để thực hiện hành vi trộm cắp tiền của bà. Thấy bà Nuôi về, hai đối tượng trốn dưới bếp. Sau đó, thấy bà Nuôi xuống bếp, Sơn dùng gậy gỗ đập liên tiếp vào người bà Nuôi, dùng kéo mang theo đâm vào bụng, ngực và đầu khiến bà Nuôi chết tại chỗ.
Hành vi của Sơn có thể đủ yếu tố cấu thành tội Giết người theo điểm g) “để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” và điểm q) “Vì động cơ đê hèn” khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Còn hành vi của Đức do Đức không sát hại bà Nuôi nên Đức có thể phạm tội giết người với tư cách là đồng phạm (có thể với vai trò là người giúp sức…).
+ Điểm g) “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” là trước đó, Sơn và Đức đã có hành vi đột nhập vào nhà và trộm cắp tiền của bà Nuôi. Khi bà Nuôi về sợ bị phát hiện nên Sơn đã ra tay sát hại nạn nhân.
+ Điểm q) “Vì động cơ đê hèn”: chưa có quy định cụ thể thế nào là “động cơ đê hèn” nhưng qua thực tiễn xét xử, có thể nhận định Sơn và Đức thực hiện hành vi với động cơ đê hèn bởi vì cần tiền chơi game, vì ham muốn tầm thường của bản thân mà Sơn và Đức đã trộm cắp tiền rồi sát hại bà Nuôi khi bà về. Hơn nữa, Sơn sát hại bà Nuôi còn để che giấu đi hành vi phạm tội trước đó của mình, sợ bị bà Nuôi phát hiện nên ra tay sát hại…
– Tội cướp tài sản Điều 133 Bộ luật hình sự
Khoản 1 Điều 133 quy định cấu thành tội cướp tài sản như sau:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì…”.
Theo tình tiết vụ án, sau khi sát hại bà Nuôi, Sơn và Đức lấy thêm 4 triệu đồng của nạn nhân rồi bỏ trốn. Có thể thấy, hành vi của Sơn và Đức sát hại bà Nuôi (dùng vũ lực) rồi lấy đi 4 triệu đồng đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Ở đây, từ tội trộm cắp tài sản ban đầu đã được chuyển hóa thành tội cướp tài sản…
Nhận định thì Sơn và Đức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a) khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự (điểm a) “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người”.
2.3. Hình phạt (nếu có)
– Trong trường hợp Sơn đã đủ 14 tuổi rồi thực hiện các hành vi trên thì Sơn sẽ phải chịu mức hình phạt như sau:
Khoản 5 Điều 69 Bộ luật hình sự quy định:
“5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Theo nhận định, Sơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 93 với mức hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình; phạm tội cướp tài sản theo khoản 4 Điều 144 với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Theo quy định trên thì Sơn sẽ bị xử phạt tù chung thân và tử hình; khi đó sẽ được áp dụng hình phạt nhẹ hơn.
Khoản 2 Điều 74 bộ luật Hình sự quy định:
“2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hình phạt cao nhất mà Sơn có thể phải nhận là 12 năm tù.
Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY