Trả lời:
Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 19 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự:
“19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.”
Như vậy, anh/chị hoàn toàn có quyền được đối chất với ông A về nội dung vụ việc liên quan.
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 100. Đối chất
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất”.
Như vậy, để được đối chất với ông A, anh/chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tổ chức đối chất với ông A để làm rõ các vấn đề liên quan. Thẩm phán thụ lý vụ việc sẽ tổ chức đối chất và việc đối chất giữa anh/chị và ông A sẽ được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY