Trả lời:
Kính gửi chị, trường hợp của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, việc chồng chị và gia đình nhà chồng ngăn cản việc chị thăm nom con là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp, giúp đỡ chị trong việc thực hiện quyền thăm nom con sau khi ly hôn của mình.
Khoản 4 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 29: Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn”.
Trong trường hợp này, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để chị thực hiện được quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY