Giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình bị xử lý thế nào?

05/01/2018

Câu hỏi:
Tôi đi làm giúp việc cho một gia đình nhưng thời gian, công việc và lương thưởng chỉ thỏa thuận miệng với nhau mà không lập văn bản. Ngoài ra, do mới làm nên chủ nhà muốn giữ chứng minh thư nhân dân của tôi để làm tin. Tôi muốn hỏi chủ nhà làm như vậy có đúng pháp luật không và lợi ích của tôi có bị xâm phạm không?

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị, bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 19006179 – Công ty luật TNHH Huy Thành xin giải đáp như sau: 

Điều 183 Bộ luật lao động 2012 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động:
“1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”
Hành vi giữ giấy tờ tùy thân của người lao động làm giúp việc gia đình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động. Chủ nhà nơi chị đang làm giúp việc gia đình có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi giữ giấy tờ tùy thân của chị theo quy định tại Điều 20 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP):
“1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả giấy tờ tùy thân cho người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, người sử dụng lao động (chủ nhà)  không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản và giữ bản chính giấy tờ tùy thân của chị là vi phạm quy định của pháp luật. Chị có thể trao đổi lại với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop