Nhận con nuôi có cần sự đồng ý của cha mẹ đẻ hay không?

05/01/2018

Câu hỏi:
Tôi có chị gái đã ly hôn với chồng; Tòa án cho phép chị gái tôi được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Gần đây, chị gái tôi có ý định đồng ý cho một người bác hiếm muộn nhận con mình làm con nuôi. Tuy nhiên, tôi không rõ là việc đồng ý cho làm nuôi con nuôi này có cần phải hỏi ý kiến của bố cháu không? Nếu bố đẻ cháu bé không đồng ý thì chị gái tôi có cho con làm con nuôi được không? Xin được giải đáp.

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chịbộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:
“Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi
1.Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu muốn nhận nuôi con nuôi thì phải có sự đồng ý của cả cha mẹ đẻ của con. Do vậy, bắt buộc chị gái anh/chị phải hỏi ý kiến của cha đẻ cháu thì mới được quyết định việc cho con làm con nuôi. Nếu cha đẻ của cháu bé không đồng ý thì chị gái anh/chị không được tự ý quyết định việc cho con làm con nuôi. Ngoài ra, nếu con đã từ đủ 09 tuổi trở lên thì cũng có sự đồng ý của con thì mới được nhận nuôi con nuôi theo quy định.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop