Trả lời:
Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị, bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 19006179 – Công ty luật TNHH Huy Thành xin giải đáp như sau:
Về hành vi bày bán hàng hóa và đặt biển quảng cáo lấn chiểm lòng đường của chị:
Khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”.
Hành vi bày bán hàng hóa và biển hiệu quảng cáo lấn chiếm lòng đường của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo;…”
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền, bạn có thể buộc phải tháo dỡ biển quảng cáo và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
(ảnh minh họa: thu giữ hàng hóa nhưng không lập biên bản có đúng không?)
Về hành vi tịch thu/tạm giữ vật, hàng hóa không lập biên bản của công an phường:
Theo Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính thì “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.”
Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
“1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.”
Theo Khoản 3 Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:
“Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;”
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản (Khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Như vậy, dù là tạm giữ hay tịch thu vật, hàng hóa vi phạm hành chính thì việc tạm giữ/tạm thu đều phải lập biên bản. Công an phường không lập biên bản mà tự ý mang tài sản đi là trái pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY