Căn cứ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hiện hành, vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 19 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ, được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 19. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới mức vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp.
c) Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(Ảnh minh họa: Vốn điều lệ củ doanh nghiệp nhà nước)
2. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:
a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động khi thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ, việc xác định lại mức vốn điều lệ phải trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ:
- Phương thức xác định lại mức vốn điều lệ và xác định mức vốn điều lệ tăng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ và thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này.
c) Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm.
d) Trường hợp cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hình thức tách doanh nghiệp nhà nước, căn cứ phương án tách doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp phê duyệt và biên bản bàn giao tài sản, vốn khi tách doanh nghiệp để điều chỉnh lại vốn thực góp của chủ sở hữu trong vốn điều lệ của doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách.
đ) Trong thời hạn áp dụng mức vốn điều lệ điều chỉnh lại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định, trường hợp nguồn bổ sung vốn điều lệ không đủ để bổ sung theo mức vốn điều chỉnh lại đã được phê duyệt hoặc do thay đổi chính sách doanh nghiệp không còn thuộc đối tượng được nhà nước đầu tư vốn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp.”
Trên đây là một số nội dung tư vấn về vấn đề vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.