Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

16/07/2019

Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 312/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quy định về vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:

Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền gửi, các nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1. Vốn điều lệ:

a) Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác;

b) Khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

(ảnh minh họa: Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam)

2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn sau:

a) Tiền thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

b) Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

c) Các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi;

d) Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

đ) Chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Thông tư này (nếu có).

3. Quỹ đầu tư phát triển.

4. Vốn khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Vốn tiếp nhận hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật liên quan;

b) Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có);

c) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (nếu có);

d) Chênh lệch thu chi chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có);

đ) Vốn hợp pháp khác.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định pháp luật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop