Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

17/07/2019

Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 312/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quy định về xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm như sau:

Chênh lệch thu chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phân phối như sau:

1. Bù đắp chênh lệch thu nhỏ hơn chi các năm trước.

2. Số còn lại coi như 100% được xử lý như sau:

a) Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

b) Trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi cho người lao động trong Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại A thì mức trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại B thì mức trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại C thì mức trích tối đa không quá 1 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Tỷ lệ phân chia vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định.

(ảnh minh họa: Xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam)

c) Trích lập quỹ thưởng người quản lý:

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại A thì mức trích tối đa không quá 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại B thì mức trích tối đa không quá 01 tháng lương thực hiện của người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xếp loại C hoặc không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý.

d) Trường hợp số chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển quy định tại điểm a khoản này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo mức quy định thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được giảm trừ phần chênh lệch thu chi trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính.

đ) Số còn lại được bổ sung vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.

3. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm căn cứ để trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với đặc thù hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề xử lý chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của bảo hiểm tiền gửi việt nam theo quy định pháp luật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop