Thế nào là hành vi bạo lực gia đình?

05/01/2018

Câu hỏi:
Chị gái tôi kết hôn nhưng gia đình tôi không đồng ý do anh rể không có công việc ổn định, anh mở quán sửa xe ở nhà còn chị tôi là giáo viên. Tính anh rể rất hiền, chịu khó, yêu thương chị mỗi cái là anh rất hay ghen. Mỗi lần thấy chị cười nói chuyện với người đàn ông khác là anh lại lăng mạ, xúc phạm chị. Điển hình hôm qua chị tôi đi nhờ xe một thầy giáo về anh rể không những mắng nhiếc còn đánh đập khiến chị thâm tím hết mặt mày và người. Tôi muốn hỏi hành vi của anh rể tôi có bị coi là bạo lực gia đình không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”.
Như vậy, hành vi của anh rể bạn lăng mạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm; đánh đập xâm hại đến sức khỏe tính mạng của vợ đều bị coi là bạo lực gia đình. Chị bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của mình.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop