Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

16/01/2019

Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ Điều 12 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình như sau:

“1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.

2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.

4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.

(ảnh minh họa: Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình)

5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.

6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:

a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề các nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop