Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên phải tuân thủ nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên như sau:
+ Bảo đảm quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
+ Bảo đảm công khai và minh bạch.
+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
(Ảnh minh họa: Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên)
Điều 30 Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định về các trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên như sau:
“Điều 30. Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.