Trường hợp nào phải chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý?

16/07/2019

Trường hợp nào phải chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý? Mời Quý Khách hàng tham khảo tư vấn dưới đây của Luật Huy Thành để hiểu rõ hơn.

Trường hợp nào phải chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý? Điều 35 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định về việc chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:

“Điều 35. Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý

1. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu biết.

2. Trường hợp không đủ nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương và thông báo cho người có yêu cầu biết.”

(Ảnh minh họa: Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý)

Điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định như sau:

“Điều 26. Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;

b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;

...”

Trên đây là một số nội dung tư vấn về vấn đề trường hợp nào phải chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop