Bỏ trốn có bị xem là tình tiết tăng nặng không?

05/01/2018

Câu hỏi:
Cách đây khoảng 5 tháng, do nhậu say nên em trai tôi có đánh nhau với một người bạn, hậu quả là người bạn đó bị thương tích 34%, phải nhập viện điều trị. Gia đình tôi có ngỏ lời muốn hòa giải và hoàn trả toàn bộ chi phí điều trị cũng như bồi thường. Tuy nhiên, gia đình người đó không đồng ý và khởi kiện em trai tôi. Mấy ngày sau có giấy triệu tập của Công an, do lo sợ bị đi tù nên em trai tôi đã bỏ trốn đi đâu không rõ. Gần đây gia đình tôi mới được biết là em trai tôi đã bị bắt và hiện đang bị tạm giam để điều tra, đến nay gia đình tôi cũng chưa được gặp em trai. Vậy cho tôi hỏi là em trai tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Việc bỏ trốn của em tôi có được coi là tình tiết tăng nặng ảnh hưởng đến mức án sau này không?

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì em trai anh/chị đã có hành vi đánh nhau với người bạn và hậu quả gây thương tích cho người bạn 34%. Do vậy, chúng tôi nhận định em trai anh/chị có thể có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự:
“2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Nếu quá trình điều tra, truy tố, xét xử xác định em trai anh/chị có hành vi phạm tội nêu trên thì mức hình phạt tương ứng có thể áp dụng là bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự thì chỉ các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 48 mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 48 không quy định tình tiết bỏ trốn sau khi phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do vậy, khi xem xét hình phạt thì Tòa án sẽ không xác định việc bỏ trốn của em trai anh/chị là tình tiết tăng nặng.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop