Che dấu, không tố giác tội phạm

05/01/2018

Câu hỏi:
Chú tôi đang gặp một trường hợp như thế này. Hôm trước, một người cháu bên ngoại chú tôi tên H có tham gia đánh nhau, gây thương tích cho người khác. Sau đó, H bỏ trốn khỏi nơi đánh nhau và đến nhà chú tôi, lúc đó chú tôi đang ngồi chơi ở nhà không biết sự việc. Theo lời chú tôi thì khi vào nhà H nói mình bị ngã xe máy nên bị chảy máu ở cánh tay; chú tôi tưởng thật nên đỡ H vào nhà và thực hiện băng bó vết thương, giúp đỡ H về nhà. Mấy ngày sau, H bị Công an bắt tạm giam điều tra về hành vi cố ý gây thương tích; kéo theo đó chú tôi cũng bị liên lụy, bị Công an triệu tập đề điều tra vụ việc…Vậy xin hỏi là chú tôi có phạm tội gì không? Chú tôi hoàn toàn không biết việc H gây thương tích cho người khác.

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:

“Điều 21.  Che giấu tội phạm
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định”.
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự quy định:
“Điều 22.  Không tố giác tội phạm
1.Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”.
Theo thông tin anh/chị cung cấp, sau khi H tham gia đánh nhau, gây thương tích cho người khác, H có bỏ trốn khỏi hiện trường và đến nhà chú anh/chị. Sau đó, H nói mình bị ngã xe máy nên bị thương tích ở cánh tay, chú anh/chị tưởng thật nên giúp đỡ H băng bó vết thương và đưa H về nhà. Như vậy, có thể thấy chú anh/chị hoàn toàn không biết về hành vi của H thực hiện trước đó, cũng không đủ điều kiện, thời gian, hoàn cảnh để xác minh lời nói của H có đúng hay không? Bởi vậy, không có căn cứ để cho rằng chú anh/chị có hành vi che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm. Chúng tôi cho rằng, có thể chú  anh/chị được xác định là người làm chứng trong vụ việc liên quan. Việc Cơ quan Công an triệu tập chú anh/chị lên làm việc là để xác minh, làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án; do vậy chú anh/chị phải có nghĩa vụ chấp hành theo giấy triệu tập của Cơ quan Công an và thực hiện việc khai báo chính xác, đầy đủ những tình tiết mà mình biết.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop