Có được tự ý thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình?

05/01/2018

Câu hỏi:
Hộ gia đình tôi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng năm 2010. Gia đình tôi có 5 thành viên gồm bố, mẹ và 3 anh, chị, em. Gần đây, anh trai tôi cần vốn kinh doanh nên đã đề nghị bố mẹ thế chấp đất gia đình để vay vốn làm ăn; bố mẹ tôi cũng có miễn cưỡng chấp thuận, còn tôi và chị gái thì chưa có ý kiến gì. Vậy xin hỏi là anh trai tôi có quyền được tự ý mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng không? Việc thế chấp này có cần sự đồng ý của tôi và chị gái nữa không? Xin được tư vấn.

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chịbộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.
Cũng theo Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.
Gia đình anh/chị được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả hộ gia đình; như vậy, quyền sử dụng đất đó sẽ được coi là tài sản chung của hộ gia đình, mọi thành viên đều có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản chung đó. Hơn nữa, quyền sử dụng đất đó cũng được coi là tài sản chung có giá trị lớn nên khi anh trai anh/chị muốn thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng thì phải có sự đồng ý của các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên; anh trai anh/chị không được tự ý quyết định thế chấp quyền sử dụng đất đó.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có quy định:
“Điều 64. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1.Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMTquy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định:
“5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, để anh trai anh/chị có thể thực hiện được việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên trong hộ gia đình và văn bản đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop