Chào chị, Tổng đài tư vấn pháp luật – Công ty Luật Huy Thành cảm ơn sự quan tâm từ chị. Với thắc mắc nêu trên, Tổng đài xin tư vấn cho chị như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. Do vậy để có thể đưa vụ án ra xét ở cấp trên thì chị có thể thực hiện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Căn cứ theo khoản 1 điều 326 BLTTDS, những căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
“Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”
Như vậy nếu như chị cho rằng có những căn cứ nêu trên dẫn đến việc bản án không khách quan, trái quy định của pháp luật gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích của mình thì chị có thể thực hiện việc đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Theo quy định tại điều 331 BLTTDS những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bao gồm:
“Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY