Quản lý tài sản của người được giám hộ

05/01/2018

Câu hỏi:
Gần nhà tôi có một trường hợp thế này. Vợ chồng anh A có một đứa con duy nhất là cháu K. mới 6 tuổi. Trong một lần đi xa không may cả hai vợ chồng anh A đều gặp nạn, ông H là bác của cháu K được cử làm người giám hộ cho cháu, đồng thời quản lý nhà đất là tài sản thừa kế cho cháu K đến năm 18 tuổi. Gần đây ông H có ý định bán nhà đất của cháu K cho người khác, họ hàng cũng có nhiều lời phản đối tuy nhiên ông H tự cho mình là người giám hộ nên có quyền bán…Vậy xin hỏi ông H có được bán nhà đất trong trường hợp này không? Nếu được bán thì quyền lợi của cháu K thế nào?

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:

Điều 69 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Theo quy định nêu trên thì việc giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Ở đây, nhà đất của cháu K được coi là tài sản có giá trị lớn, như vậy ông H muốn chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất nêu trên thì phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Nếu người giám sát việc giám hộ không đồng ý thì ông H sẽ không thể chuyển nhượng được nhà đất nêu trên. Ngoài ra thì việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của cháu K cũng phải vì lợi ích của cháu K; nếu ông H thực hiện giao dịch không vì lợi ích của cháu K thì các giao dịch đó cũng không được chấp nhận.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop