Trả lời:
Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chịbộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thành xin giải đáp như sau:
Điều 343 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 343. Hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký”.
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a)Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”.
Theo thông tin anh/chị cung cấp thì khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng anh/chị với anh V thì hai bên chỉ lập biên bản giao nhận, không thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định…Do vậy, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất này sẽ bị coi là vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức hợp đồng thế chấp (không công chứng theo quy định). Bởi vậy, anh V sẽ không thể tự ý xử lý quyền sử dụng đất của vợ chồng anh/chị được.
Tuy nhiên, đối với nghĩa vụ trả tiền nợ thì vợ chồng anh/chị vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện đối với anh V. Nếu anh/chị không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận thì anh V hoàn toàn có quyền khởi kiện anh/chị ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu đòi số tiền nợ từ vợ chồng anh/chị.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY