Trình tự thủ tục thu hồi đất do vi phạm

05/01/2018

Câu hỏi: Nhà bác tôi được Nhà nước giao 5 hecta đất để trồng rừng phòng hộ. Hai năm trước có một công ty xuất nhập khẩu rau củ quả sạch về xã tôi chuyên cung cấp các giống cây rau củ siêu trọng và đầu tư vốn cho bà con trồng. Vì vậy, bác tôi đã chặt hai hecta đất trồng rừng để chuyển sang trồng cây ngắn ngày. Năm ngoái khi cơ quan nhà nước phát hiện ra bác tôi sử dụng đất không đúng mục đích được giao đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do làm ăn khấm khá lời cao nên bác tôi vẫn cố tình giấu giếm trồng cây ngắn ngày. Tháng trước, gia đình bác tôi bị Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra lập biên bản do không sử dụng đúng mục đích đất được giao và bị yêu cầu thu hồi đất. Giờ gia đình bác tôi rất hoang mang, tôi muốn hỏi trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật?.

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thành. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 66 Nghị định 43/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật:
“1. Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
a) Cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức kiểm tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các Điểm c, d và g Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai; tổ chức thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.
3. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm sau:
a) Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 của Nghị định này;
d) Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
4. Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop