Cụ thể, ý nghĩa của việc phân loại thuế là:
Thứ nhất, trong hoạt động lập pháp: giúp các nhà lập pháp tìm ra được những phương thức điều tiết riêng, từ đó xây dựng được các sắc thuế phù hợp với mục đích điều tiết, phản ánh được phạm vi tác động của sắc thuế đó. Để đảm bảo tính công bằng điều tiết thu nhập thì cần gia tăng các loại thuế trực thu nhưng để đảm bảo nguồn thu ổn định cho nhà nước thì lại cần gia tăng các loại thuế gián thuế. Vấn đề là phải cân bằng được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế.
(ảnh minh họa: ý nghĩa việc phân loại thuế)
Thứ hai, trong công tác tổ chức hành thu: Việc phân loại thuế có ý nghĩa trong việc tổ chức thu thuế với mỗi loại thuế sẽ xác định được phạm vi người nộp thuế, nguyên tắc đánh thuế, đối tượng tính thuế, căn cứ tính thuế, cách thức tính thuế…từ đó có biện pháp thu thuế phù hợp. Qua đó, phân địh thẩm quyền của các cơ quan hành thu thuế từ đó có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả.
Thứ ba, trong nhận thức của đối tượng nộp thuế và người chịu thuế: đối với loại thuế trực thu sẽ dễ gây phản ứng từ phía người nộp thuế hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế. Còn đối với loại thuế gián thu thì người nộp thuế không có gánh nặng về thuế việc nộp thuế sẽ như một tất yếu khi sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề phân tích ý nghĩa của việc phân loại thuế để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.