CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

20/09/2018

Các trường hợp nào thì người giám định, tổ chức thực hiện giám định không được thực hiện giám định tư pháp?

Điều 34 Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 quy định về các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp như sau:

 “Điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;

b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(Ảnh minh họa: Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp)

2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;

b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop