QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

22/08/2018

Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được quy định như thế nào?

Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Điều 8 Nghị định số  43/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 như sau:

“Điều 8. Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

1. Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

(Ảnh minh họa: Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động) 

2. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm sau đây:

a) Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu; đại diện cho người lao động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền;

b) Tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo yêu cầu.

3. Công đoàn cấp trên có trách nhiệm sau đây:

a) Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop