THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

11/05/2018

Trong xử phạt vi phạm hành chính, các cá nhân, tổ chức sẽ có những thẩm quyền nhất định. Việc nắm vững thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ giúp bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của mỗi người. Vậy thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012, quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Đối với thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khoản 1 Điều 38 quy định:

“1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

(ảnh minh họa: thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính)

Đối với thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khoản 2 Điều 38 quy định:

“2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Đối với thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khoản 3 Điều 38 quy định:

“3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành về quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, huyện và tỉnh trong xử phạt vi phạm hành chính để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop